Chùa Một Cột | Nhà đẹp độc đáo
Nhà đẹp độc đáo
Kiến trúc Việt NamChùa Một Cột

Chùa Một Cột

Tên: Chùa Một Cột
Địa điểm: Quận Ba Đình, Hà Nội
Khởi lập: 1049
Người sáng lập: Hoàng đế Lý Thái Tông (1000-1054)

 

Chùa Một Cột – Đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước:

Tọa lạc ở phố Chùa Một Cột (quận Ba Đình – Hà Nội), ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. 

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột năm 1896 – Chùa Một Cột

 

Chùa Một Cột – Kiến trúc văn hóa độc đáo lâu đời:

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa được xây dựng vào mùa Đông tháng 10 Âm lịch nǎm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt Vua lên toà. Khi tỉnh dậy Vua nói với bề tôi và nhà sư Thiền Tuệ khuyên Vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, với đỉnh cột là tượng Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen. Lối kiến trúc này cho phép liên tưởng đến cấu tạo của các kinh chàng (Thạch chàng/Cột kinh) – một loại kiến trúc Phật giáo, thường được dựng lên để kiến tạo công đức. 

Chùa Một Cột

Bậc thang lên chính điện – Chùa Một Cột

Khi chùa khánh thành, các sư chay đàn, tụng kinh cầu nhà vua sống lâu, vì thế chùa còn có tên chữ là chùa Diên Hựu, có nghĩa là hạnh phúc dài lâu. Hàng năm cứ đến ngày 8/4 Âm lịch, Vua lại đến chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội.

Hình Lưỡng long triều nguyệt ( Hai rồng chầu Mặt trăng) trang trí nóc mái - Chùa Một Cột

Hình Lưỡng long triều nguyệt ( Hai rồng chầu Mặt trăng) trang trí nóc mái – Chùa Một Cột

Năm 1106, chùa được Vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc lớn. Riêng kinh chàng trước sân chùa được thêm vào những nét mới. Kinh chàng được đặt giữa một hồ vuông thả sen gọi là hồ Linh Chiểu, trên đỉnh cột là tòa sen mạ vàng. Giữa tòa sen là ngôi điện sơn màu tía, sườn nóc điện có gắn hình tượng chim thần để trang trí và tỵ tà. Trong điện đặt tượng Phật Quan Âm mạ vàng. 

Trải bao năm tháng, Chùa Một Cột được trùng tu, phục dựng nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đặt thuốc nổ phá Chùa Một Cột, chùa chỉ còn lại cây cột với mấy xà gỗ. Năm 1955, Bộ Văn hóa cho trùng tu Chùa Một Cột và giao cho kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, phục dựng lại chùa như hiện nay.

Chùa Một Cột

Hình Xi Vẫn trang trí mái đầu đao – Chùa Một Cột

 

Chùa hiện nay xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.

Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước.

Chùa Một Cột

Ngôi chùa trong như một đóa sen trên mặt nước – Chùa Một Cột

Toàn bộ đài đặt trên trụ đá có đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.

Chùa Một Cột

Cổng chùa – Chùa Một Cột

Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuông, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.

Trên cửa có đề Liên Hoa Đài gợi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây dựng chùa. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.

Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ngày 28/4/1962, chùa Một Cột được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

 

 

Tham khảo các công trình kiến trúc độc đáo khác: 

Bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà ở, bạn muốn có một ngôi nhà đẹp phong cách độc đáo. Hãy liên hệ với chúng tôi để được các kiến trúc sư tư vấn.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Kinh thành Huế
Kinh thành Huế
Địa điểm: Thành phố Huế Khởi dựng: Vua Gia Long …

Gửi nhận xét của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường có dấu * là cần phải nhập.