Kinh thành Huế | Nhà đẹp độc đáo
Nhà đẹp độc đáo
Kiến trúc Việt NamKinh thành Huế

Kinh thành Huế

Địa điểm: Thành phố Huế
Khởi dựng: Vua Gia Long
Diện tích: 520 ha

 

Kinh thành Huế – Di sản Văn hóa Thế giới: 

Kinh Thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế

Toàn cảnh Đại Nội – Kinh thành Huế

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.

Kinh thành Huế – di tích lịch sử của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam

Kinh thành huế được xây dựng theo kiến trúc nghệ thuật cung đình. Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành.

Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832), là một thành luỹ dài cao 6,60m, dày 21m với chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có đến 24 pháo đài. Bên ngoài, dọc theo bờ thành có hào sâu bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua 8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Đông, Chính Tây,Chính Nam, Chính Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam. Ngoài ra hai bên kỳ Đài có hai cửa Thể Nhơn và Quảng Đức. Ngoài ra còn có hai cửa bằng đường thuỷ ở hai đầu sông Ngự Hà là Đông Thành Thuỷ Quan và Tây Thành Thuỷ Quan. Phía Hoàng Thành ở góc đông bắc có một thành nhỏ, thời Gia Long gọi là Thái Bình, đến thời Minh Mạng đổi thành Trấn Bình Đài có chu vi gần 1 km, bên ngoài có hào rộng ăn thông với Hoàng Thành.

Kinh thành Huế

Điện Thái Hòa nơi làm việc của Vua – Kinh thành Huế

Theo nguyên tắc địa lý phong thuỷ của Đông Phương và thuyết âm dương ngủ hành của Dịch học. Kinh thành quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông hương (Cồn Hến – Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ cố đô. Dòng sông Hương chảy ngang trước mặt dùng làm Minh Đường. Bốn mặt kinh thành đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành.

Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.

Hoàng Thành: 

Kinh thành Huế

Hoàng thành – Kinh thành Huế

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn.

Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hoà, là nơi thiết triều; khu vực các miếu thờ; và Tử Cấm thành – nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.

Tử cấm thành:

Kinh thành Huế

Cửa Tử Cấm Thành – Kinh thành Huế

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1300m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng. Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường. Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An. Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.

Kinh thành Huế

Ngọ Môn, cổng chính của Kinh thành – Kinh thành Huế

Hệ thống kiến trúc Đại Nội được hoạch định  theo những nguyên tắc chặt chẽ, đăng đối: chia ra các vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ, chiêu mục tất cả đều nhất quán. Nó thể hiện những khái niệm triết lý chính trị Nho giáo phương đông. Phần lớn các công trinhg kiến trúc ở đây đều làm bằng gỗ quý, nhưng cũng không chịu đựng nổi với thiên tai, khí hậu khắc nghiệt hàng thế kỷ qua và các cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Cho nên một số công trình đã bị hư hỏng, các di tích quý này hiện nay đang được nhà Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để phục hồi, tôn tạo lại từng bước. 

Kinh thành Huế

Cột cờ (Kỳ đài) – Kinh thành Huế

Được sự đầu tư của nhà nước và sự giúp đỡ của bè bạn gần xa trong cộng đồng quốc tế thông qua các cuộc vận động nhằm cứu vãn, bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của di sản văn hóa Huế, nhiều di tích ở hoàng cung Huế đã từng bước được phục hồi, trở lại nguyên trạng cùng nhiều công trình khác đang được bảo quản, sửa chữa, góp phần gìn giữ.

 

 

Tham khảo các công trình kiến trúc độc đáo khác: 

Bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà ở, bạn muốn có một ngôi nhà đẹp phong cách độc đáo. Hãy liên hệ với chúng tôi để được các kiến trúc sư tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

Gửi nhận xét của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường có dấu * là cần phải nhập.